Kính
thưa các thầy cô giáo
Chào
tất cả các em học sinh thân mến !
Tháng 3 - tháng
thanh niên, trên khắp đất nước tưng bừng, nô lức tổ chức các hoạt động, các
phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh. Đoàn ta đã trải qua hơn 80 mùa xuân và cho dù trong bất kỳ
hoàn cảnh lịch sử nào thì những người đoàn viên thanh niên ưu tú vẫn luôn là
tấm gương sáng cho các thế hệ đàn em chúng ta noi theo.
Và hôm nay,
nhân kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, xin
giới thiệu đến các em cuốn sách viết về một Đoàn viên ưu tú, một người chiến sỹ
cộng sản trung kiên, niềm tự hào của thanh niên Việt Nam và cho dù anh đã đi xa
nhưng cho đến muôn đời sau anh vẫn như ngôi sao mai lấp lánh trên trời cao!
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “ Chuyện
kể về Lý Tự Trọng ”
tác giả Lê Quốc Sử.
Sách dày 102
trang, in trên khổ 13x19cm dược nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2009. Nổi
bật trên nền bìa của cuốn sách là hình ảnh người tù cộng sản Lý Tự Trọng giơ
cao hai tay bị xích để chào các đồng chí Đảng viên, Đoàn viên và hét vang lời
thề chiến đấu của Đảng, của Đoàn trước giờ phút bị đưa lên máy chém.
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn
Trọng, quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh nhưng anh lại sinh ra trên đất Thái và sớm
phải cùng cha mẹ sống cuộc sống lưu vong gian khó trên đất khách quê người.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và sớm được những người
thầy là sỹ phu yêu nước lúc bấy giờ dạy dỗ bởi thế lòng yêu nước, căm thù giặc
và ý chí quyết tâm giải phóng quê hương, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức,
bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến đã sớm được hun đúc trong anh.
Ngày 08/02/1931, Anh chống chọi giữa vòng vây của kẻ thù,
đĩnh đạc bắn chết viên chánh thanh tra mật thám Pháp LơGơrăng để bảo vệ cho
đồng chí đang diễn thuyết. Anh bị địch bắt và tra tấn hết sức dã man. Ở tuổi bẻ
gãy sừng trâu, anh đã bẻ gãy những trận đòn roi tra tấn tàn khốc ở nhà
giam Khám lớn Sài Gòn. Thân thể nhỏ bé của người chiến sỹ trẻ tuổi như
nát tan bởi đinh sắt, dùi cui, roi điện, lửa nung... nhưng tinh thần, ý chí,
lòng yêu nước của anh đã làm cho kẻ thù từ ngạc nhiên đến khiếp sợ. 17 tuổi,
Anh buộc chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương - lần đầu tiên -
phải mở một phiên toà đại hình để xử một chiến sỹ Cộng sản Việt Nam chưa đến
tuổi thành niên và điều này trở thành sự kiện chính trị được chú ý trên thế
giới. Đứng trước cái chết không một
chút run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của
người chiến sĩ cộng sản. 17
tuổi anh bị kết án tử hình!
Rạng sáng ngày 21 tháng 11 năm
1931- Sài Gòn sôi sục căm hờn Lý Tự Trọng bị đem xử tử. Trước lúc lên máy chém
anh vẫn hiên ngang bất khuất hét vang lời thề chiến đấu của Đảng, của Đoàn, của
giai cấp, của dân tộc để cổ vũ ý chí chiến đấu của đồng đội!
Gấp trang sách lại nhưng hình
ảnh về người chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi ấy vẫn không sao phai nhạt, hơn 80 năm
đã đi qua, câu chuyện về người anh hùng kiên
trung, bất khuất ấy vẫn luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý chí rèn luyện của
thanh niên Việt Nam.
Cuốn sách đã phần nào khắc họa được hình
ảnh anh hùng, quả cảm của một trong những thủ lĩnh thanh niên Việt Nam những
năm 1930. Câu nói của chàng trai trẻ “Tôi chưa đến tuổi thanh niên
thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là
con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” đã trở
thành tuyên ngôn của tuổi trẻ Việt Nam.
Cuốn sách này có trong Thư viện nhà trường
mời các thầy cô và các em đến tìm đọc.
Xin chân thành cảm ơn.
Lệ Ninh, ngày 01
tháng 03 năm 2024