BÀI TUYÊN TRUYỀN:
CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ BỎNG
Bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ và người
già. Theo số liệu thông kê của các cơ sở Y tế, số lượng bệnh nhi phải nhập viện
cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào
thời gian nghỉ hè. Đặc biệt, bỏng nước sôi và bỏng lửa là hai dạng bỏng thường
gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Khi trẻ bị bỏng nước sôi cha mẹ, người
lớn có mặt lúc đó cần biết cách sơ chế để vết thương không bị ăn sâu, nhiễm
trùng, và gây đau đớn quá trẻ.
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai
cũng biết sơ cứu cho những trường hợp bị bỏng. Thậm chí có rất nhiều bậc cha mẹ
sơ cứu sai cách khiến bệnh tình của trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch.
Vì thế các bậc cha mẹ, người lớn cần
phải bổ túc cho mình ngay những kiến thức sơ cứu khi bị bỏng đơn giản nhất dưới
đây:
1. Nguyên nhân gây bỏng
- Do nước canh nóng, nước đun sôi … đổ
vào người gây bỏng.
- Do trong quá trình đun nấu vô ý chạm
vào lửa khiến bị bỏng hoặc các em nhỏ
nghịch lửa nên bị bỏng.
- Do bị bỏng khi gặp đám cháy lớn.
2. Cách sơ cứu cho người bị bỏng
- Cần nhanh chóng đưa các em ra khỏi
nguồn gây bỏng.
- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị
rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút.
Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm
độ sâu của vết thương.
- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng
trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề. Dùng kéo cắt
phần áo quần ở chỗ bỏng để tránh làm rách da phần vết bỏng.
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn.
Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch
- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở
tư thế nằm.
- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng
nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có
thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi
sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời .
3. Cách phòng tránh bị bỏng
- Phải chú ý giám sát các em, sắp xếp đồ
đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý.
- Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu,
bàn là đang nóng, bật lửa,... ở nơi không sờ hoặc với tới được đảm bảo an toán cho
các em.
- Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý
- Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo
vào phía trong.
- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu
tránh xa các em để không va đụng.
- Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống
trước khi ăn, uống.
4. Những sai lầm lớn nhất khi sơ cứu
người bị bỏng
Khi bị bỏng nước sôi, nhiều người tỏ ra khá lúng
túng. Thậm chí, rất nhiều người đã nghe những biện pháp dân gian không đúng
khiến cho vết bỏng càng nặng hơn. Vì vậy cha mẹ, học sinh, giáo viên cần tránh những sai lầm dưới đây trong cách sơ
cứu trẻ bị bỏng:
- Sử dụng đá làm mát vết thương
Nếu
dùng loại đá lạnh sẽ rất dễ khiến vết thương bị bỏng kép. Bởi gặp nhiệt độ lạnh
đột ngột, phản ứng đối kháng với nhiệt độ bỏng của vết thương khiến cho vết
thương bị nặng hơn rất dễ gây nhiễm trùng và hoại tử.
- Kem đánh răng
Trong kem đánh hay vôi bột đều là các
hóa chất chứa kiềm.
Khi gặp môi trường thuận lợi như các vết
thương bỏng, chúng sẽ xâm nhập và gây nên biến chứng khác khiến cho vết bỏng
thêm nặng và gây đau đớn cho nạn nhân bỏng.
Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong
bỏng axit bởi nó có tác dụng trung hoà axít còn dư lại. Còn đối với các trường
hợp bỏng khác tuyệt đối không được sử
dụng kem đánh răng để sơ cứu hay chữa bỏng.
- Mỡ trăn hay dầu cá
Nên
bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị, khi đó mỡ trăn có thể làm se vết
thương nhanh hơn.
Mỡ trăn nhiều lọ không được tiệt trùng
hay bảo quản cẩn thận đã bị vi khuẩn tấn công, nếu bổi lên vết thương có thể
khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.
- Lòng đỏ trứng gà
Theo quan niệm dân gian trong lòng đỏ có
chứa nhiều collagensẽ sẽ giúp vết bỏng mau lành, da chóng liền sẹo. Nhưng lại
không hề biết rằng lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát
triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển
thành nhiễm nặng và nguy hiểm.
- Dùng thuốc khi chưa rõ nguồn gốc
Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị
vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông
hay sâu. Càng không có một loại thuốc nào giúp tránh được sẹo bỏng. Có sẹo hay
không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính
chất quyết định đó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên
quan đến cơ địa, điều trị và chăm sóc sau khi khỏi...
Tất cả những quảng cáo nói rằng thuốc
làm vết bỏng không có sẹo đều không có căn cứ khoa học.
Trong
trường hợp, trẻ sơ sinh cần giữ ấm vùng không bị bỏng; hoặc dùng khăn ẩm đắp
lên vết thương trong vòng 30 phút.
Sơ cứu bỏng cho trẻ nhỏ và trẻ lớn là
điều rất cần thiết tuy nhiên nếu sơ cứu hay chữa bỏng sai cách đều khiến cho
tình trạng nạn nhân thêm nguy hiểm. Vì vậy để hạn chế ít nhất tổn thương nhất do
bỏng gây ra thì cần biết xử lý bỏng đúng cách.