
GƯƠNG HIẾU HỌC THỜI X
Tác giả: Nguyễn Phúc Lâm
(Sưu tầm và biên soạn)
Kính thưa các
thầy giáo, cô giáo!
Chào các em
học sinh thân mến!
Thế là tháng
11 đã về, trong sự náo nức của những buổi học giữa kì, thầy và trò trường đang
ra sức thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, chúng ta còn được vinh
dự đón nhận một ngày lễ trang trọng đó là ngày “Nhà giáo Việt Nam 20/11”. Đây
là dịp để chúng ta có thể bày tỏ lòng tôn kính đến những người thầy giáo, cô
giáo đáng quý, “người nghệ sỹ tâm hồn” và là những “người chiến sỹ trên mặt
trận văn hóa”.
Lời đầu tiên
cho phép tôi được gửi đến các thầy giáo, cô giáo và những người đang công tác
trong ngành giáo dục một lời chúc tốt đẹp, lời cảm ơn sâu sắc nhất. Chúc các
thầy cô luôn có sức khỏe, tâm thế vững vàng, một hành trang đầy đủ để tiếp tục
vững bước với sự nghiệp trồng người.
Các em thân
mến !
Từ ngàn đời
nay, hiếu học đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ông cha ta từ xưa dù có nghèo đến mấy cũng cho con đi học lấy cái chữ để thành
người. Đã có biết ao tấm gương vượt nghèo vượt khó để vươn lên trong học tập .
Dân tộc Việt Nam
là một dân tộc thông minh, người Việt nam lấy sự học làm căn bản để thực hiện
đạo lý làm người.. Trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trải qua
nhiều gia đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là truyền thống là nguồn lực
sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và tôn trọng. Đó là những tấm gương đáng để
các em noi theo. Với mục đích khích lệ tinh thần học tập của các em , hôm nay
cô sẽ giới thiệu đến các em cuốn sách “ Những gương hiếu học thời xưa” do tác
giả Nguyễn Phúc Lâm và Nguyễn Hoài Thanh tuyển chọn và biên soạn.
Cuốn sách gồm
12câu chuyện nhỏ kể về những tấm gương hiếu học thời xưa như Lý Bạch, Khổng Tử,
Đổ Phủ, Đỗ Lý Khiêm…Đó là những tấm gương về sự hiếu học , tự trau dồi và rèn
luyện để trở thành những người có nhân cách lớn và được sử sách lưu danh muôn
đời.
Đọc “ Những
gương hiếu học thời xưa” chúng ta sẽ biết được Lý Bạch là một người học nhiều,
ngoài đọc sách thánh hiền còn được luyện tập kiếm pháp và học các loại đạo
trường sinh bất tử. Lên 10 tuổi đã xem
đến sách vở bách gia, mười lăm tuổi đã học hết “ Kỳ thư” trong thiên hạ. Lên 25
tuổi ông đã trở thành người học rộng biết nhiều , chẳng những giỏi làm thơ,
cưỡi ngựa, đánh kiếm mà ông còn giỏi cả ngâm thơ và âm nhạc. Ông đã cho ra đời
nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng đến ngày nay.
Chúng ta cũng
không thể không nhắc đến ARCHIMEDES- Nhà vật lý vĩ đại thời cổ. Ông là người
dặt nền móng cho sự ra đời phép vi tích phân sau này, hki tính toán thể tích
của hình cầu hình trụ, và các hình phức tạp hơn. Chúng ta cũng không thể quên
được câu chuyện hài hước “ Sức mạnh của chiếc đòn bẩy” đã giúp ông tìm ra bí mật của lực đẩy. Phát
hiện này là một một thành tựu quan trọng của lịch sử khoa học của loài người.
Các em thân
mến!
Lịch sử vẫn
còn nhiều hơn những tấm gương hiếu học lỗi lạc, nhưng trên đây là cô chỉ trích
ra một số tấm gương tiêu biểu về sự học mãi mãi không phai mờ theo thời gian.
Học tập là một
quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài. Chỉ bằng sự nổ lực bền bỉ mới mang đến
thành công cho chúng ta. Cuốn sách tuyển chọn những câu chuyện có ý nghĩa giáo
dục cao và mang tính nhân văn sâu sắc. Hy vọng rằng tất cả chúng ta, những ai
sau khi đọc xong cuốn sách này sẽ tìm thấy trong đó những điều bổ ích, những
tấm gương sáng để các em noi theo.
Buổi giới
thiệu sách tháng 11 đến đây là kết thúc, hẹn gặp lại các em vào buổi giới thiệu
sách lần sau .